Pages

12/25/2012

Mẹo trừ kiến trong hũ đường

Khi kiến chui vào hũ đường, bạn hãy dùng đũa cắm vào đáy hũ để kiến bò lên rồi rút đũa ra.


Kiến gặp đường thường bám rất lâu nên cách tốt nhất để loại trừ kiến là "đánh lạc hướng" chúng. Cụ thể, bạn hãy dùng một hoặc vài chiếc đũa cắm từ trên đến đáy hũ đường. Căn khi kiến bám vào đũa thì nhấc đũa ra ngoài rồi giũ sạch. Cứ làm như thế cho đến khi nào kiến bò đi hết thì thôi. Hoặc bạn có thể cho cây đũa tựa vào một vật nào đó để kiến bò theo hướng khác mà bạn muốn.

Lần sau để tránh kiến bò vào hũ đường, bạn hãy lấy vài cộng dây cao su cột xung quanh miệng hũ. Làm như thế đảm bảo kiến sẽ kỵ và không bén mảng đến.

Xuân Thùy/ VnExpress

12/17/2012

Những cách đơn giản để tẩy vết dầu mỡ

Chanh là một trong những chất tẩy rửa dầu mỡ rất tốt.
Ảnh: Internet
Việc tẩy sạch vết dầu mỡ bám trên quần áo, kệ bếp và các vật dụng trong nhà bếp không phải là một công việc đơn giản. Có khá nhiều bề mặt dễ bị bám dầu mỡ và rất khó để chùi rửa chúng.

Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn làm sạch các vết dầu mỡ trong bếp một cách dễ dàng.

1. Xịt giấm lên các dụng cụ trong bếp và bếp lò

Bếp và các dụng cụ nấu nướng thường được bao phủ bởi một lớp dầu mỡ đã khô cứng, tích tụ lâu ngày trong quá trình chế biến món ăn. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng giấm trắng để tẩy lớp dầu đang bám bẩn. Giấm là chất tẩy rửa hữu cơ, không chứa những hóa chất độc hại.

Hãy cho giấm vào chai xịt và pha thêm chút nước để làm loãng rồi xịt trực tiếp dung dịch này lên những bề mặt bị dầu bám. Sau khoảng 5 phút, dùng khăn nhúng vào nước nóng rồi chùi sạch phần dầu bẩn vừa được xịt giấm. Có thể dùng miếng bùi nhùi rửa chén để cọ sạch những vết bẩn quá cứng đầu.

12/14/2012

Mẹo làm mứt chuối khô bằng lò vi sóng

Chỉ với vài thao tác đơn giản và vài phút ngắn ngủi là bạn đã có ngay 1 mẻ mứt chuối khô ngon tuyệt rồi.

Chuối khô có hương vị thật là ngon, vừa thơm, ngọt đậm lại có độ dẻo dẻo dai dai ăn rất vui miệng. Món chuối khô này thật hợp để làm trong các dịp như Giáng sinh, hay Tết âm lịch, để cả nhà và bạn bè cùng thưởng thức.

Nhưng làm chuối khô theo cách thông thường sẽ phải dùng đến phương pháp sấy bằng lò khá mất thời gian. Hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn mẹo sấy chuối bằng lò vi sóng, chỉ với vài thao tác đơn giản và vài phút ngắn ngủi là bạn đã có ngay 1 mẻ mứt chuối khô ngon tuyệt rồi.

Nguyên liệu: 1 nải chuối ngự hoặc chuối tây loại quả nhỏ.


12/13/2012

Mẹo sử dụng tất da lâu rách

Đối với chị em phụ nữ mỗi khi mùa lạnh đến có cơ hội diện những bộ váy mùa đông rất đẹp. Không thể mặc đẹp mà không giữ ấm cho đôi chân của mình. Chính vì vậy những đôi tất da trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nhưng chỉ cần bạn sơ ý một chút, đôi tất vừa mua đã bị xước, rách.

Để kéo dài tuổi thọ của đôi tất giấy, bạn hãy áp dụng một số mẹo vặt dưới đây.

Trước khi sử dụng

Tất giấy vừa mua về, bạn hãy cho vào ngăn đá tủ lạnh để một vài ngày rồi mới lấy ra dùng. Nó sẽ bền hơn một chút. Nên nhớ cách này chỉ dùng cho tất mới thôi, còn tất dùng rồi đã bị dão, sẽ không còn tác dụng.

Giặt và phơi
Do sự mỏng manh của nó, loại tất này “chống chỉ định” giặt máy. Thậm chí bạn cũng không nên dùng xà phòng mà hãy giặt bằng dầu gội đầu, vò thật nhẹ rồi phơi. Không nên dùng kẹp khi phơi và tránh tối đa việc phơi gần những trang phục có khóa sắt hay những thứ có thể gây xước tất.

12/11/2012

Phương pháp sơ cứu khi bị tấn công bằng kim tiêm

Gần đây một số đối tượng dùng kim tiêm chống đối người thi hành công vụ hoặc đi “xin đểu”. Thực tế đã có người bị đâm kim tiêm khi chống cự lại chúng.

Theo Ths.BS Nguyễn Thị Dung - BV Bệnh nhiệt đới trung ương, những người bị tổn thương hoặc bị tấn công bằng bơm kim tiêm, vật sắc nhọn... của những đối tượng nghi ngờ là con nghiện, người nhiễm HIV gây ra thường có tâm lý hoảng loạn. Đồng thời phản ứng ban đầu là nặn, bóp máu từ vết đâm, vết thương đó với mong muốn trục xuất lượng máu "độc" chứa virút HIV ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cách làm này lại có tác dụng ngược, việc nặn, bóp ở vùng da bị tổn thương sẽ kích thích mạch máu xung quanh vùng da hoạt động, làm đẩy nhanh quá trình virút HIV (nếu có) xâm nhập.


Hành vi sơ cứu đúng nhất là để máu tự động chảy dưới vòi nước chừng 5-10 phút. Nếu có thể nên dùng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, sau đó đến các cơ sở y tế gần nhất để làm các thủ tục thăm khám, xét nghiệm về mức độ phơi nhiễm HIV. Bác sĩ Dung cũng lưu ý "thời điểm vàng" để thuốc kháng HIV có công hiệu là trong khoảng thời gian 72 giờ tính từ thời điểm bị thương. Do vậy người có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để làm thủ tục thăm khám, xét nghiệm, tầm soát HIV trong thời điểm thuốc kháng virút HIV còn có công hiệu.