Pages

4/26/2012

Giải pháp xoa dịu cơn ho cho bé

Giải pháp nhỏ nhưng mang lại hiệu quả rất lớn đấy các mẹ ạ!

Những cơn ho của bé khiến cha mẹ lo lắng đến mất ngủ, còn lồng ngực bé nhỏ thì đau rát. Nhưng chưa có chỉ định của bác sĩ, bạn không thể mua thuốc bừa. Những giải pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn xoa dịu cơn ho cho con đấy!

>> Lưu ý khi cho bé khi sử dụng điều hòa
>> Những sai lầm thường gặp khi chữa ho cho trẻ

1. Giữ cho đầu bé cao

Nếu bé nhà bạn đã được hơn 1 tuổi, hãy đặt một chiếc gối sao cho phần thân trên của bé hơi cao. Tư thế này giúp bé dễ thở hơn.

Nếu bé vẫn còn đang tuổi nằm cũi, bạn có thể đặt 1 chiếc gối bên dưới nệm để nâng cao vùng đầu cho con.

2. Trẻ bị ho, cần uống nhiều nước


Cho trẻ uống nhiều nước có hiệu quả làm loãng đàm, tương đương với việc sử dụng thuốc long đàm. (Ảnh minh họa).

Khi trẻ bị ho, trước hết cần cho trẻ uống nhiều nước (uống nước bình thường, nước hoa quả, sữa…) việc uống nhiều nước sẽ giúp trẻ dịu họng và giảm ho.

Ngoài ra, nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng việc cho trẻ uống nhiều nước có hiệu quả làm loãng đàm tương đương với việc sử dụng thuốc long đàm.

Lưu ý: Không dùng nước cam, vì nước cam dễ gây sưng vùng họng bị tổn thương do ho của bé.

3. Mật ong/đường phèn - 'vị thuốc' hay

Một thìa mật ong trước khi đi ngủ có thể giúp bé đỡ ho hơn. Tuy nhiên, bé dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong, bạn có thể hấp đường phèn cho bé dùng.

4. Kẹo mút giúp chặn đứng cơn ho

Ngày thường, bạn hạn chế cho bé ăn kẹo vì sợ sâu răng. Nhưng khi bé bị ho, bạn có thể tạm thời gỡ bỏ ‘lệnh cấm vận’ đó. Mút kẹo ngọt không đường (loại sugar – free) có thể chặn đứng cơn ho của trẻ.

5. Lá húng chanh 'giải cứu' trẻ bị ho

Lá húng chanh (còn gọi là tần dày lá) rửa sạch, giã dập, rót khoảng 10ml nước sôi vào, để một lúc cho thuốc thấm ra, gạn lấy nước cho trẻ uống, ngày uống 2 lần.

Để chữa ho cho trẻ, rất nhiều bà mẹ đã sử dụng thuốc ho dạng si rô vì thuốc dễ uống và có công dụng tức thời. Tuy nhiên, đa số các loại thuốc trị ho được dùng thường là thuốc kháng histamine. Nếu trẻ quá nhỏ (dưới 2 tuổi) uống loại thuốc này có thể gây kích động, co giật. Bên cạnh đó, các thuốc kháng histamine dù dạng nào cũng có thể làm khô dịch tiết, khó khạc đàm ra ngoài. Thuốc ức chế trung tâm ho thường có á phiện, rất nguy hiểm khi dùng cho trẻ.

No comments:

Post a Comment

Nếu bạn đã làm thử hay có những mẹo hay khác, hãy chia sẻ để mọi người cùng học tập. Rất cám ơn những thông tin hữu ích của bạn!