>> Giải pháp xoa dịu cơn ho cho bé
>> Phòng muỗi đốt cho bé
Dưới đây là 4 sai lầm cha mẹ hay gặp khi chữa ho cho con:
Vội vàng dùng thuốc kháng sinh
Nhiều cha mẹ khi thấy con ho là cho uống kháng sinh. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn.
Nhiều chuyên gia trên thế giới cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn ở giai đoạn rất sớm, đặc biệt là ở đường ruột, dường như có ích cho sự trưởng thành và hệ miễn dịch cân bằng ở trẻ. Vì thế, khi cho trẻ sử dụng kháng sinh, đặc biệt là các kháng sinh phổ rộng, có thể làm thay đổi quần thể vi khuẩn trong ruột, do đó làm mất cân bằng hệ miễn dịch và khiến cơ thể đáp ứng yếu với tác nhân dị ứng.
Ngay lập tức dùng thuốc ức chế ho
Ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể, giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp. Vì thế thuốc ức chế cơn ho chỉ dùng khi trẻ ho khan, ho quá mức gây mệt, nôn ói, mất ngủ và dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Đối với những trường hợp như hen phế quản, viêm phế quản cấp, trẻ quá nhỏ (không có phản xạ ho, khạc như người lớn nên dễ bị viêm tắc đờm, dẫn đến xẹp phổi), không tự ý mua bất kỳ loại thuốc ho nào mà cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.
Dừng thuốc khi thấy đỡ
Đây là một sai lầm thường gặp ở nhiều bậc phụ huynh, đặc biệt là khi uống kháng sinh. Chưa dùng hết liều kháng sinh nhưng khi thấy con đã khỏe hơn, triệu chứng bệnh không còn hoặc giảm hẳn, cha mẹ nghĩ con đã khỏi, liền dừng dùng thuốc. Tuy nhiên khi đó vi khuẩn có thể mới chỉ bị tiêu diệt một phần hoặc bị yếu đi chứ chưa bị loại trừ hoàn toàn. Vì thế, nếu bỏ thuốc, rất có thể chúng sẽ phục hồi lại và tiếp tục gây bệnh.
Thậm chí ngay cả với các thuốc ho thảo dược, việc điều trị cũng nên duy trì ít nhất một tuần đối với trường hợp viêm đường hô hấp nhẹ. Ngay cả khi đã hết triệu chứng, trẻ vẫn cần được cho uống thêm 2-3 ngày nữa để đảm bảo hiệu quả đợt điều trị sau.
Kiêng ăn tôm, cua, gà khi con bị ho
Theo dân gian, trẻ bị ho cần phải kiêng khá nhiều thứ như cua, tôm, thịt gà, rau cải... . Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, chưa có chứng cứ khoa học cho thấy những thực phẩm này khiến trẻ ho nặng hơn. Trẻ ho thường biếng ăn nên việc kiêng ăn trong thời gian này là hết sức sai lầm, có thể khiến bé càng ốm nặng hơn vì mất sức đề kháng do cơ thể thiếu chất.
Thực tế, trẻ bị ho không cần phải kiêng ăn gì. Chỉ riêng trẻ bị ho do hen suyễn cần tránh những thức ăn mà người bệnh hay bị dị ứng gây ho, lên cơn hen như: trứng, tôm, cua, cá, sữa bò... Tuy nhiên nếu không dị ứng thì cũng không cần kiêng.
Nếu điều trị ho bằng Đông y, việc kiêng ăn tùy theo từng thang thuốc, vị thuốc.
Trong những thời điểm giao mùa, trẻ rất dễ bị ho do viêm đường hô hấp, viêm phế quản…Khi thấy con có biểu hiện ho, sốt cao, sổ mũi…cha mẹ nên đưa bé đi khám để có những chẩn đoán, cách chữa trị chính xác nhất.
Cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho từ thảo dược có tác dụng long đờm. Hiện trên thị trường có nhiều loại siro ho khác nhau như thuốc ho có chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, nhập khẩu từ Đức được đánh giá là hiệu quả và an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng giãn phế quản và kích thích bài tiết đờm, giúp trị dứt điểm cơn ho.
Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy đăng ký ngay để nhận thêm các mẹo hay hàng tuần:
Hoặc theo dõi trên Facebook:
Dantri
Hoặc theo dõi trên Facebook:
Dantri
No comments:
Post a Comment
Nếu bạn đã làm thử hay có những mẹo hay khác, hãy chia sẻ để mọi người cùng học tập. Rất cám ơn những thông tin hữu ích của bạn!