Pages

3/22/2012

Mẹo hay: Chọn và bảo quản Thớt

Khoảng vài ngày sử dụng cần khử trùng thớt bằng chanh
Việc sử dụng thớt không đúng cách sẽ dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm trùng tiêu hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chọn thớt

Mỗi bếp ăn nên có ba cái thớt, một cho thực phẩm sống, một cho thực phẩm chín và một để chế biến trái cây nhằm tránh lẫn mùi và nhiễm khuẩn qua lại.

Nên chọn thớt nhỏ hơn bồn rửa chén để dễ vệ sinh thớt hơn. Nếu chỉ chế biến những món ăn thường ngày thì nên chọn thớt mỏng, nhẹ. Về hình dáng: thớt tròn thường được sử dụng để băm, chặt thức ăn. Thớt vuông thường sử dụng để thái đồ ăn chín.

Có nhiều loại chất liệu thớt như gỗ, nhựa, thủy tinh… Mỗi loại có ưu, nhược điểm khác nhau. Chẳng hạn với thớt gỗ, sau thời gian sử dụng thường bị cùn, nứt. Thớt nhựa có ưu điểm là nhẹ nhàng, dễ thái thực phẩm, nhưng lại khó trong việc băm chặt, chưa kể vụn nhựa có thễ lẫn vào thức ăn rất nguy hiểm. Còn thớt thủy tinh dễ vỡ và làm dao nhanh cùn. Do đó, tùy mục đích sử dụng mà chọn chất liệu thớt phù hợp.

Bảo quản

Riêng với thớt gỗ, để thớt giữ được độ ẩm và không bị nứt, khi mua về nên ngâm thớt trong nước muối khoảng 24g với tỷ lệ 200g muối/1 lít nước rồi đem phơi khô. Theo cách dân gian, khoan một lỗ nhỏ với đường kính khoảng 1cm trên thớt rồi dùng một loại gỗ khác chốt kín lại sẽ giúp thớt không bị nứt.  Ngoài ra khi sử dụng, nên đặt thớt ở gần chậu rửa bát để thớt có độ ẩm.

Trước khi sử dụng để cắt thực phẩm (chín) nên tráng thớt qua nước sôi. Sau khi chế biến thực phẩm, dùng khăn sạch ngâm vào hỗn hợp nước rửa bát với nước nóng, rồi chùi trên bề mặt thớt. Lặp đi lặp lại cho đến khi thớt sạch, rửa lại bằng nước sạch và treo lên nơi khô thoáng.

Khoảng vài ngày cần khử trùng thớt bằng cách: hòa nước chanh với muối hột rồi tưới đều lên thớt, dùng vỏ chanh chà xát khắp bề mặt thớt. Sau đó rửa sạch và lau khô thớt bằng khăn mềm. Hoặc có thể rót giấm lên cả hai bề mặt thớt rồi dùng khăn lau khô.

Nếu thớt bị đen, ngả vàng, có thể khử trùng thớt với các loại thuốc tẩy nhẹ bằng cách cho 5ml thuốc tẩy vào 500ml nước rồi xịt lên bề mặt thớt, để khoảng 10 phút (với thớt nhựa, nếu vết ố quá nhiều, quá đen có thể ngâm khoảng 30 phút). Sau đó, rửa lại bằng nước rửa chén pha với nước ấm cho thật sạch, nếu cần có thể dùng chanh chà xát lên thớt lần nữa bởi nước tẩy là hóa chất, cần rửa kỹ. Dùng khăn mềm lau thật khô.

Sau sáu tháng sử dụng hoặc khi mặt thớt xuất hiện vết nứt, vỡ, ngả màu đen, có mùi lạ, nên thay thớt mới để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bạn còn có thể tìm rất nhiều mẹo hay khác trong blog này:


Google 
 Web Search  Site Search


Theo PNO

3 comments:

Nếu bạn đã làm thử hay có những mẹo hay khác, hãy chia sẻ để mọi người cùng học tập. Rất cám ơn những thông tin hữu ích của bạn!